“Lấn át” do các khoản vay của chính phủ Hiệu_ứng_lấn_át_(kinh_tế_học)

Một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng lấn át chính là sự cắt giảm đầu tư trong khu vực tư nhân do có sự gia tăng trong các khoản vay của chính phủ. Sự tăng chi tiêu chính phủ hay giảm lợi nhuận thu được do thuế đều dẫn đến thâm hụt ngân sách, khiến chính phủ phải tăng vay nợ để bù đắp những khoản thâm hụt. Tăng vay nợ khiến lãi suất tăng, cuối cùng dẫn đến sự sụt giảm trong đầu tư tư nhân. Có nhiều ý kiến trái chiều theo quan điểm của kinh tế học vĩ mô hiện đại về hiện tượng này, đó là sự khác nhau giữa cách mà các hộ gia đình và thị trường tài chính phản ứng trước sự gia tăng của nợ chính phủ trong những hoàn cảnh khác nhau.

Mức độ ảnh hưởng của hiệu ứng lấn át còn tuỳ thuộc vào tình hình kinh tế tại thời điểm đó của mỗi quốc gia. Nếu nền kinh tế của quốc gia đó đạt mức tối đa năng lực sản xuất và toàn dụng nhân công, sự tăng đột ngột của thâm hụt ngân sách (thông qua các chương trình kích thích kinh tế) tạo nên sự cạnh tranh trong khu vực tư nhân do sự khan hiếm vốn đầu tư. Khi đó, hiệu quả của các gói kích thích kinh tế bị giảm hiệu quả do tác động của hiệu ứng Lấn át. Mặt khác, nếu nền kinh tế đạt dưới mức năng lực sản xuất tiềm năng và thặng dư vốn đầu tư thì tăng thâm hụt ngân sách không tạo nên sức cạnh tranh trong khu vực tư nhân. Trong hoàn cảnh này, các gói kích cầu sẽ hiệu quả hơn. Nói chung, sự thay đổi trong thâm hụt ngân sách chính phủ chỉ thực sự có tác động đáng kể đến GDP của một quốc gia nếu nền kinh tế của quốc gia đó đạt dưới mức năng lực sản xuất tiềm năng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, nền kinh tế Mỹ duy trì dưới mức năng lực sản xuất tiềm năng và thặng dư vốn lớn, do đó tăng thâm hụt ngân sách giúp dòng vốn thặng dư không nằm trong tình trạng nhàn rỗi.[3]

Những lý thuyết vĩ mô nằm sau hiện tượng lấn át có thể giúp đưa ra những phán đoán hữu ích cho nền kinh tế. Phân tích hiện tượng Lấn át theo quan điểm kinh tế vĩ mô, sự tăng nhu cầu vay nợ của chính phủ (do thâm hụt ngân sách) dịch chuyển đường cầu sang phải và lên trên, làm tăng lãi suất thực tế. Lãi suất thực tế cao hơn dẫn đến tăng chi phí cơ hội cho việc vay nợ, làm giảm mức độ nhạy cảm của lãi suất trong các khoản chi (trong đầu tư và tiêu dùng). Trong trường hợp này, chính phủ đã “lấn át” đầu tư.

Đường IS dịch chuyển sang phía bên phải, khiến lãi suất tăng (i), tăng GDP thực (Y).

Những yếu tố xác định mức độ “lấn át”

Mức độ ảnh hưởng của việc điều chỉnh lãi suất làm giảm sự mở rộng sản lượng kinh tế do tăng chi tiêu chính phủ được xác định bởi:

  • Thu nhập tăng nhiều hơn lãi suất nếu đường LM thoải hơn
  • Thu nhập tăng ít hơn mức tăng lãi suất nếu đường IS thoải hơn
  • Tỉ lệ tăng của thu nhập và lãi suất càng lớn hơn hệ số nhân thì đường IS càng có xu hướng nằm ngang.

Trong từng trường hợp, khi chính phủ tăng chi tiêu. mức độ lấn át càng lớn thì lãi suất càng tăng nhiều.

Nhà kinh tế học Laura D’Andrea Tyson đã viết (6/2012): “Việc tăng thâm hụt ngân sách, dù bằng hình thức tăng chi tiêu chính phủ hay giảm thuế, đều làm tăng tổng cầu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của nó đến sản lượng, việc làm và tăng trưởng còn phụ thuộc vào sự thay đổi của lãi suất. Nếu nền kinh tế gần đạt đến mức tiềm năng, các khoản vay của chính phủ bù thâm hụt làm tăng lãi suất. Lãi suất tăng làm giảm hay nói cách khác, “lấn át” đầu tư tư nhân, kết quả làm giảm tăng trưởng. Các lý luận liên quan đến “lấn át” giải thích nguyên nhân tại sao thâm hụt ngân sách trầm trọng có ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng, làm giảm sự hình thành vốn. Tuy nhiên, những lập luận này chủ yếu dựa trên ảnh hưởng của thâm hụt ngân sách đến lãi suất, mà mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất thì vô cùng đa dạng. Nếu nền kinh tế vượt mức tiềm năng, tăng nợ chính phủ không làm tăng lãi suất và do đó, không “lấn át” đầu tư tư nhân. Thay vào đó, tăng nợ chính phủ kích cầu, trực tiếp làm tăng việc làm và sản lượng đầu ra, kết quả làm tăng thu nhập và khuyến khích đầu tư tư nhân."[3]

Hai trường hợp đặc biệt

Bẫy thanh khoản

Nếu nền kinh tế đặt giả thuyết ở trạng thái bẫy thanh khoản, đường LM nằm ngang, tăng chi tiêu chính phủ có ảnh hưởng toàn diện đến điểm cân bằng thu nhập. Thay đổi trong chi tiêu chính phủ không gây ra bất cứ thay đổi nào cho lãi suất, do đó không làm giảm đầu tư. Khi đó, tăng chi tiêu chính phủ không làm giảm thu nhập. Nếu cầu tiền có mức độ nhạy cảm cao đối với thay đổi của lãi suất, đường LM sẽ gần như nằm ngang, chính sách tài khoá thay đổi có ảnh hưởng lớn đến sản lượng đầu ra, trong khi đó chính sách tiền tệ lại có ảnh hưởng không đáng kể đến sản lượng cân bằng. Do đó, nếu đường LM nằm ngang, thì chính sách tiền tệ không có ảnh hưởng gì đến cân bằng kinh tế và chính sách tài khoá lại có ảnh hưởng tối đa.

Trường hợp Cổ Điển và hiệu ứng lấn át

Nếu đường LM thẳng đứng, thì tăng chi tiêu chính phủ không có ảnh hưởng gì đến cân bằng thu nhập mà chỉ làm tăng lãi suất. Trong trường hợp này, cầu tiền không phụ thuộc vào lãi suất (do đường LM thẳng đứng), khi đó thu nhập sẽ nằm tại điểm mà thị trường tiền tệ cân bằng.

Do vậy, với đường LM thẳng đứng, tăng chi tiêu chính phủ không làm thay đổi cân bằng thu nhập mà chỉ tăng lãi suất. Nhưng nếu tăng chi tiêu chính phủ và sản lượng không đổi, thì sẽ có sự bù trừ trong việc giảm chi tiêu tư nhân. Trong trường hợp này, tăng lãi suất sẽ lấn át một lượng chi tiêu tư nhân bằng với khoản tăng chi tiêu chính phủ. Khi đó, nền kinh tế rơi vào trạng thái Lấn át hoàn toàn nếu đường LM thẳng đứng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hiệu_ứng_lấn_át_(kinh_tế_học) http://economix.blogs.nytimes.com/2012/06/01/confu... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S... http://energycommerce.house.gov/cmte_mtgs/110-he-h... //doi.org/10.1016%2Fj.jbusvent.2005.06.002 //doi.org/10.1016%2Fj.jpubeco.2004.05.012 http://content.healthaffairs.org/cgi/content/full/... http://www.historyandpolicy.org/opinion-articles/a... http://ideas.repec.org/p/nbr/nberwo/5082.html https://web.archive.org/web/20090326033903/http://...